KINH NGHIỆM XỬ LÝ THANG MÁY KHI GẶP SỰ CỐ

Quả thật, thang máy rất tiện lợi và hiệu quả, có thể đưa bạn đến những nơi rất cao chỉ trong nháy mắt, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn những sự cố không thể nào lường trước được. Hãy tưởng tượng, vào một ngày nào đó, điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị kẹt lại bởi một sự cố thang máy bất ngờ mà không có cách xử lý. Chắc chắn nó chẳng tốt đẹp gì. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ nên những chia sẻ về kinh nghiệm xử lý thang máy khi gặp sự cố ngay sau đây.

Thang máy là một phương tiện vận chuyển vô cùng tiện lợi và khá chắc chắn, nhưng không một ai có thể đảm bảo chắc chắn về sự an toàn của nó.

Các sự cố thang máy thường gặp

Trước khi mở cửa bước vào thang máy, nhấn nút chọn tầng và đứng yên trong đấy, thì chúng ta cần phải trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về các sự cố thang máy thường gặp.

  1. Thang máy chạy “vượt tốc”: khi bạn cảm thấy tốc độ bỗng dưng trở nên nhanh hơn mức bình thường, không còn cảm giác êm ái, thoải mái như ban đầu, bạn cảm thấy giống như đang lơ lửng, chao đảo, trong miền không trọng lực, khiến bạn cảm thấy chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Đó là những báo hiệu cho sự vượt tốc của thang máy.
  2. Thang máy bị mất điện: được đánh giá ladies rất hiếm khi xảy ra nhưng sự cố mất điện của thang máy đã làm cho không ít hành khách hoang mang. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, đã có những biện pháp khắc phục kịp thời, máy phát điện cung cấp nguồn điện dự phòng, xóa tan nỗi sợ của mọi người.
  3. Thang máy bị treo: đó là khi có một thiết bị nào đó xảy ra trục trặc, và không thể vận hành được, khiến thang máy bỗng dưng ngưng hoạt động, được gọi là trạng thái “bị treo”. Và bạn cần phải tiến hành bảo trì thang máy ngay sau đó.
  4. Thang máy rơi tự do: có mức độ nguy hiểm cao hơn so với trường hợp thang máy bị vượt tốc, khi nó bị đứt dây cáp hoặc một bộ phận nào đó bị hỏng.

Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sự hoạt động bất thường của thang máy. Khi rơi vào những trường hợp này, bạn phải thật sự bình tĩnh, đừng vội vàng phó mặc cho số phận, hãy nhanh chóng áp dụng những kinh nghiệm xử lý khi thang máy gặp sự cố ngay sau đây.

Kinh nghiệm xử lý thang máy khi gặp sự cố

Bạn phải luôn luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ứng phó trước mọi tình huống.

  1. Từ khi bước vào thang máy, bạn cần phải tạo cho mình một tư thế đứng vững chắc, hạn chế tối thiểu xác suất va đập khi xảy ra sự cố, tinh thần thoải mái, bình tĩnh, không nên quá áp lực lo lắng, hãy để đầu óc ở trạng thái hoàn toàn tập trung, nhạy bén, và phản ứng kịp thời trước mọi tình huống, để tránh đưa ra những quyết định sai lầm.
  2. Hãy nhấn nút gọi cứu hộ/khẩn cấp: nếu như nút mở cửa không còn tác dụng, hãy nhanh tay ấn vào nút gọi cứu hộ, thay vì ấn loạn xạ trên bảng điều khiển. Hãy quan sát thật kỹ lưỡng, để tìm thấy các thiết bị an toàn tự động, thiết bị dừng tầng (nếu có). Thêm vào đó, hãy dùng điện thoại để liên lạc với bên ngoài, cố gắng gọi to, gõ vào thành cửa, với hy vọng những người gần khu vực đó sẽ nghe thấy sự cầu cứu của bạn.
  3. Không dùng các vật dụng cứng để cậy, phá Cửa thang máy, vì điều đó sẽ dễ dàng gây hư hỏng thiết bị và ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, không được tự ý sử dụng lối thoát hiểm khi chưa có sự hướng dẫn của đội cứu hộ từ bên ngoài.
  4. Không nên la hét, gào khóc, nói điều không hay, dễ làm tiêu hao rất nhiều lượng oxy bên trong, tuyệt đối không được giậm chân, dùng đồ vật đập, nện tay vào thang máy…gây cảm giác chòng chành chao đảo đối với một số loại thang máy yếu, dễ làm mọi người thêm hoảng sợ, gây hoảng loạn và khiến tình huống trở nên khó giải quyết.
  5. Nếu bạn chờ đợi đội cứu hộ quá lâu thì điều cần thiết phải làm là bạn phải luôn luôn giữ được sự bình tĩnh thoải mái, không nên để đầu óc suy nghĩ những điều không may, hãy luôn tin tưởng rằng “bạn sẽ được giải cứu, bạn sẽ an toàn”. Và chấn an tinh thần của mọi người xung quanh. Thêm vào đó, người thân ngồi bên ngoài cũng cần phải thật bình tĩnh, tỉnh táo, chờ đợi đội cứu hộ, không nên quá lo lắng, bực tức, cáu giận mà gây ảnh hưởng xấu đến những người ở bên trong.
  6. Làm theo sự hướng của đội cứu hộ: hãy giữ bình tĩnh, tập trung chú ý lắng nghe những hiệu lệnh, hướng dẫn của đội cứu hộ ở bên ngoài. Họ sẽ giúp bạn, hãy làm theo họ, bạn sẽ an toàn. Và luôn luôn giữ liên lạc với họ trong quá trình giải cứu.
  7. Đừng vội vàng bước ra, khi thang máy dừng lại: bạn cần phải chú ý đến vị trí hiện tại của thang máy. Tuyệt đối không bước ra khi thang máy đang ở lưng chừng, điều đó rất nguy hiểm vì dưới chân bạn là một tầng hầm rất sâu. Hãy chờ thang máy đến tầng thấp hơn bên dưới, mà bước ra ngoài một cách nhanh chóng và dứt khoát. Khi trở lại không nên quay trở lại thang máy vì rất dễ xảy ra tai nạn khi thang bất ngờ trôi xuống.
  8. Hãy luôn ghi nhớ số hotline của các kỹ thuật viên thang máy: nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều
  9. Đối với trường hợp thang máy bị vượt tốc hãy nhanh chóng ấn vào tất cả các nút trên bảng điều khiển, nhầm kích hoạt bộ cung cấp điện dự phòng, giúp thang dừng lại. Nếu thang không dừng, hãy nhanh chóng liên lạc với bên ngoài, nắm chặt tay vịn, giữ tư thế chắc chắn, an toàn để không bị ngã, va đập khi thang bị mất cân bằng. Tốt hơn hết, bạn nên nằm thẳng xuống sàn ở vị trí gần trung tâm thang máy, nhớ dùng một tay gối đầu lên, nhằm hạn chế thương tích, đặc biệt là ở phần đầu.
  10. Ngoài ra, kinh nghiệm còn cho thấy, nếu bạn bị kẹt lại trong thang máy, hãy giữ bình tĩnh, ở yên trong cabin, đợi cho tới khi thang máy hoạt động trở lại hoặc sự trợ giúp của đội cứu hộ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho bạn.

Nhu cầu sử dụng thang máy của con người ngày càng tăng cao và trở nên cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Không một ai muốn mình gặp nguy hiểm, nhưng chúng ta khó đoán trước được các sự cố bất ngờ xảy ra. Chính vì vậy, hãy nên tìm hiểu cụ thể, rõ ràng chính xác về thang máy, các sự cố thang máy và biện pháp xử lý để luôn luôn sẵn sàng ứng phó trước mọi tình huống và đạt được hiệu quả cao, sự an tâm, an toàn trong quá trình sử dụng.